Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Collagen là một loại protein chiếm tới 25% lượng protein trong cơ thể, có chức năng liên kết các mô trong cơ thể với nhau. Tuy nhiên, từ tuổi 25 trở đi, lượng collagen giảm dần. Đó chính là nguyên nhân da trở nên nhăn nheo, đàn hồi kém gây chùng xuống.

Tác dụng của Collagen

Collagen đã và đang ngày càng trở nên quan trọng trong cẩm nang sức khỏe và sắc đẹp của các chị em. Tác dụng nổi trội của Collagen là giúp làn gia săn chắc, mịn màng do Collagen có khả năng kết nối các tế bào, kích thích quá trình trao đổi chất, tạo độ đàn hồi cho làn da.
Ngoài ra, Collagen còn tác động tích cực để sản sinh ra các tế bào da mới, giúp da phục hồi, vết thâm nhanh chóng mờ đi. Bên cạnh tác dụng thẩm mỹ cho làn da, Collagen còn giúp phòng chống xơ cứng động mạch, giúp xương chắc khỏe, giảm thiểu các bệnh liên quan đến khớp xương, sụn, làm tóc ẩm, bóng đẹp và tăng cường hệ miễn dịch.
Việc bổ sung collagen là quan trọng và cần thiết để trẻ hóa làn da. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bổ sung đúng cách nhằm gia tăng tối đa hiệu quả.

Những thực phẩm giúp kích thích tổng hợp Collagen:

Hằng ngày chị em có thể ưu tiên các loại thực phẩm có khả năng kích thích sự tổng hợp Collagen trong cơ thể. Khi sử dụng các loại thực phẩm này hàng ngày sẽ giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất Collagen và biến cơ thể thành một “nhà máy” sản xuất Collagen liên tục, đảm bảo cung cấp đủ Collagen cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là làn da.
Các loại rau xanh: đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm như: cải, măng tây và bông cải xanh…
Đậu nành: Các sản phẩm làm từ đậu nành như: sữa đậu nành, phô mai… sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ genistein (một hợp chất giúp sản xuất collagen và chống lại quá trình lão hóa da) sẽ giúp việc sản xuất collagen luôn ổn định.
Cá: Các loại dầu cá thu, cá mòi và đặc biệt là cá hồi sẽ là nguồn bổ sung các chất béo axit omega 3 sẽ giúp da được dẻo dai và đàn hồi cao, ngăn ngừa viêm nhiễm da và giúp bảo vệ tối ưu Collgagen trong cơ thể.
Tỏi: Trong tỏi Sulfur, là chất cần thiết cho quá trình sản xuất Collagen. Tỏi còn chứa lượng lớn acid lipoic và taurine giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi các collagen bị tổn hại.
Vitamin C: Vitamin C có nhiều trong quả việt quất, dâu tây cà chua, là chất cần thiết để tạo nên collagen, giúp tăng cường mức độ chất chống oxy hóa trong cơ thể. Bạn nên bổ sung các loại quả này trong chế độ ăn hàng ngày để duy trì làn da luôn tươi trẻ.
Thực phẩm màu đỏ (Vitamin A): Trái cây và rau củ màu đỏ như: củ cải đỏ, ớt chuông đỏ… được xem là nguồn chứa lycopene dồi dào, ngoài ra nó còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường collagen và chống lại các dấu hiệu lão hóa.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Những lưu ý cho sức khỏe khi ăn cà tím
Ngoài những giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, cà tím cũng là một loại thực phẩm dễ gây ngộ độc nếu ăn nhiều.
Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc
Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.
Solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể được phá hủy được chất này. Nhưng một mẹo nhỏ giúp bạn hóa giải, đó là thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy của solanine.
Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.
Những lưu ý khi chế biến món ăn với cà tím
Cà tím có thể kết hợp với nhiều loại thịt và các loại rau khác nhau rất hợp vị. Bạn có thể biến tấu chúng theo nhiều kiểu như chiên, nướng, hấp luộc hay làm các món salad để đổi vị cho cả nhà. Tuy nhiên, không nên bỏ vỏ cà tím, bởi vì vỏ cà có chứa vitamin nhóm B và vitamin C. Mà trong quá trình trao đổi chất, vitamin C lại cần thiết để hỗ trợ vitamin B.
Cà tím có giá trị dinh dưỡng tốt, nhưng nhiệt độ nấu ăn cao có thể làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím. Trong tất cả các cách ăn thì món salad cà tím giữ được gần như nguyên vẹn nhất hàm lượng dinh dưỡng trong cà tím. Nhớ thêm chút giấm khi trộn như mẹo nhỏ đã nói ở trên sẽ khiến cho món ăn vừa miệng lại tránh được ngộ độc solanine.
Những người không nên ăn cà tím
- Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.
- Do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.
- Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.
- Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.
- Một thông tin vô cùng quan trọng khác đã được các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận. Đó là cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn chú ý nấu chín cà tím trước khi ăn.

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Thanh lọc cơ thể rất tốt cho sức khỏe nhưng với điều kiện thực hiện đúng cách và phù hợp với điều kiện sức khỏe, thể chất của bạn. Ngày nay, có rất nhiều người có ý định thanh lọc cơ thể hay giải độc cơ thể bằng cách nhịn ăn hoặc uống nước chanh trong 12 ngày mà không ăn uống gì… Tuy nhiên, những biện pháp này đều được cho là phản khoa học và thậm chí có tác dụng nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của người thực hiện.
Đồ uống giúp giải độc cơ thể vừa có thể giúp bạn giảm cân một cách tự nhiên mà không lo tác dụng phụ vừa giúp loại bỏ các độc tố và hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, các loại đồ uống có tác dụng giải độc còn bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin tự nhiên.
Bạn nên uống các loại đồ uống này vào các buổi sáng để đạt được tối đa những lợi ích nói trên. Dưới đây là 7 loại đồ uống bạn có thể uống buổi sáng để giúp cơ thể mình thanh lọc và nhằm duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
1. Nước lọc
Sau một đêm dài, cơ thể tiêu hao rất nhiều nước bởi hô hấp, bài tiết mồ hôi và hệ tiết niệu vẫn hoạt động… vì vậy, uống một cốc nước lọc sau khi ngủ dậy sẽ giúp bổ sung nước kịp thời cho cơ thể và khiến bạn tỉnh táo nhanh hơn. Trong nước cũng chứa các nguyên tố magiê, canxi… nê cũng cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.
Uống nước lọc mỗi sáng còn kích thích tiêu hóa và giúp thanh lọc cơ thể bằng cách đẩy các vi khuẩn ra khỏi đường ruột.
2. Sinh tố xoài và dứa
Một ly sinh tố xoài tươi và dứa vào buổi sáng sẽ cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bạn hơn hẳn các loại sinh tố khác. Xoài và dứa tươi sẽ cung cấp hầu hết các khoáng chất và vitamin có giá trị cho cơ thể để giúp các cơ quan hoạt động tốt nhất và tăng năng lượng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, sinh tố xoài và dứa còn cung cấp cho cơ thể bạn một lượng lớn chất chống oxy hóa để chống lại các tác hại của các gốc tự cũng như loại bỏ các độc tố được hình thành trong ruột.
3. Nước ép rau có lá màu xanh đậm
Nếu bạn không thích các loại rau có lá màu xanh đậm thì bạn có thể ép chúng lấy nước để uống vì nước ép rau này cũng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Hàm lượng chất xơ trong rau có lá màu xanh đậm sẽ giúp cơ thể hạn chế nguy cơ tích tụ chất béo, do đó, bạn sẽ có cơ hội tăng cân nhiều hơn.
Rau có lá màu xanh đậm là một phần thiết yếu của chế độ ăn của mỗi người vì nó tăng cường nước cho cơ thể để tránh mất nước và giữ da không bị khô. Các chất dinh dưỡng thực vật trong rau rất cần thiết cho cơ thể vì nó giúp các bộ phận cơ thể hoạt động đúng chức năng của chúng, đặc biệt là đường ruột. Cơ thể được cung cấp đủ nước, hệ đường ruột hoạt động tốt cũng là điều kiện giúp cơ thể thải độc tốt hơn.
4. Trà xanh
Bạn nên thưởng thức một tách trà xanh mỗi ngày để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có cả tác dụng thải độc cho cơ thể. Trà xanh có hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, kali, chất xơ… nên nếu uống sẽ tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình giải độc tự nhiên và giảm cân.
Thức uống này đặc biệt quan trọng đối với những người hay uống rượu hoặc những người đã không có một chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, đây cũng không phải là thức uống có thể uống bao nhiêu cũng được. Vì trà xanh có chứa hàm lượng caffeine nhất định nên nếu uống nhiều cũng sẽ không tốt cho bạn. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1-2 cốc trà xanh là tốt nhất.
5. Nước chanh ấm
Bạn chỉ cần vắt nửa quả chanh vào cốc nước ấm và uống vào mỗi buổi sáng, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích sức khỏe của loại nước uống này.
Chanh có nhiều chất xơ pectin giúp bạn “chiến đấu” với những cơn thèm ăn. Chanh còn có tính kiềm, mà những người duy trì chế độ ăn uống có tính kiềm thường giảm cân nhanh hơn. Thành phần có trong nước chanh giống như nước bọt và axit có trong hệ tiêu hoá giúp gan sản xuất ra axit cần thiết để quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhờ đó nó có thể giúp giải phóng độc tố và làm giảm các triệu chứng khó tiêu, ợ chua.

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Bí quyết ngừa bệnh cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp ngày càng trở nên phổ biến, gây nguy hại lớn tới sức khoẻ và cuộc sống. Những bí quyết ngừa bệnh đơn giản sau sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
1. Duy trì cân nặng hợp lý
Những người thừa cân có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý.
2. Ăn nhiểu rau quả
Chế độ ăn khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.
3. Ăn lạt
Ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp tăng cao, lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khoẻ là 1 thìa muối nhỏ mỗi ngày. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa nhiều muối vì thế cần đọc kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng.
4. Tập luyện
Một cuộc sống với thời gian tập luyện từ 30 – 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mắc bệnh cao huyết áp.
5. Uống vừa phải đồ uống có cồn
Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng huyết áp. Vậy nên cần hạn chế lượng đồ uống có cồn khoảng 2 chén một ngày. Đối với phụ nữ nên hạn chế không sử dụng đồ uống có cồn.
6. Giảm stress
Stress có thể gây tăng huyết áp và qua thời gian dài sẽ góp phần gây nên bệnh cao huyết áp. Thư giãn sẽ giúp giảm mắc bệnh huyết áp cao hiệu quả.
7. Không hút thuốc lá
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp.
8. Kiểm tra nguồn nước dùng
Nguồn nước gia đình đang dùng có thể chứa nhiều natri, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên cần kiểm tra kỹ nguồn nước đang sử dụng.
9. Chú ý lối sống
Lối sống đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch. Lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và giảm đáng kể việc phải dùng thuốc điều trị bệnh.

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Công dụng chữa bệnh của rau cần tây
Cần tây là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, cần tây còn mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như các amino a-xít, boron, can-xi, folate, sắt, ma-giê, man-gan, phốt-pho, kali, selen, kẽm, vitamin A, một số loại vitamin B (như B1, B2 và B6), vitamin C, vitamin K và chất xơ. Nhờ vậy mà cần tây có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm. Dưới đây là những công dụng chữa bệnh hay từ cần tây.
Huyết áp cao
Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều axít amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áprõ rệt, thời gian duy trì tuỳ theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.
Bệnh gout
Kiềm trong cần tây có tác dụng trung hoà các chất axít, nhờ đó rau cần có thể hỗ trợ chữa được các bệnh do axít tăng cao trong máu như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp và bệnh gout.
Các rối loạn về máu
Cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và càrốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết…
Bệnh đường hô hấp
Hạt cần tây có tác dụng làm giảm co thắt nên được dùng chữa hen suyễn, viêm phế quản, viêm màng phổi và bệnh lao phổi.
Ngừa sỏi thận
Ăn rau cần tây có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
Mất ngủ
Lượng chất kiềm trong cần tây có công dụng giúp những người đang mắc chứng mất ngủ có thể ngủ ngon hơn. Khoáng chất này làm cho hệ thần kinh êm dịu lại, giảm bớt sự căng thẳng và lo âu.
Giúp xương khỏe mạnh
Loại rau gia vị này là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều can-xi và ma-giê – rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh. Cần tây còn chứa polyacetylene, một chất kháng viêm, vốn có khả năng làm giảm sưng và đau xung quanh các khớp xương.
Lợi tiểu
Hàm lượng kali và natri trong cần tây sẽ chịu trách nhiệm về khả năng giúp lợi tiểu. Chúng kích thích cơ thể sản xuất nước tiểu và điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách loại bỏ lượng nước thừa.
Táo bón
Từ xa xưa, cần tây đã được dùng làm thuốc nhuận tràng. Chúng làm dịu các dây thần kinh vốn đã hoạt động quá mức do các loại thuốc nhuận tràng nhân tạo. Nhờ đó, làm nhẹ chứng táo bón một cách tự nhiên.
Chống ung thư
Những hợp chất như phthalide và polyacetylene giúp loại khử các chất sinh ung thư. Coumarin giúp ngăn chặn những tổn hại ở các tế bào do các gốc tự do gây ra. Acetylenics ngăn ngừa sự phát triển của các khối u. A-xít phenolic có khả năng khóa chặt sự hoạt động của các prostaglandin (vốn là tác nhân kích thích sự phát triển của các tế bào ở khối u). Nhờ đó, sẽ ngăn không cho các khối u phát triển.
Lưu ý: Những người bị huyết áp thấp không nên dùng cần tây. Không cất giữ rau cần tây trong tủ lạnh quá 2 tuần vì chất furanocoumarin trong cần tây sẽ tăng gấp 25 lần, có thể gây ung thư. Đặc biệt, đàn ông không nên lạm dụng quà vì rau cần tuy giúp giữ vững phong độ của các đấng mày râu nhưng nếu lạm dụng sẽ gây hiệu quả ngược với mong muốn.

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Các nghiên cứu y học cho thấy việc khống chế và điều trị bệnh tăng huyết áp cần bắt đầu bằng các biện pháp điều tiết hệ thần kinh trung ương, cải thiện trao đổi tuần hoàn, phòng và giảm xơ cứng động mạch, giảm mỡ máu. Trong quá trình đó chữa bệnh bằng thực phẩm thường có hiệu quả tương đối rõ rệt. Sau đây xin giới thiệu các loại thực phẩm thường dùng có tác dụng phòng trị bệnh huyết áp.
Rau rút: tính hàn, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, tiêu thũng giải độc. Rau rút rất tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Y học đã chứng minh rằng chất polysacarid trong rau rút có tác dụng hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Rau cải cúc: tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm… Cải cúc tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.
Rau diếp: tính mát, vị đắng có tác dụng lợi ngũ tạng, thông kinh mạch, lợi tiểu… Tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong thành phần của rau diếp, lượng kali cao gấp 27 lần lượng natri, tỷ lệ này rất có lợi cho sự cân bằng nước trong cơ thể và sự đào thải cặn bã, tăng cường bài tiết nước tiểu, giúp cải thiện tính năng co bóp của người tăng huyết áp. Rau diếp thường dùng ăn sống nên phải chú ý gieo cấy sạch và rửa sạch trước khi ăn để tránh bị tiêu chảy.
Rau cần tây: tính mát vị ngọt đắng có tác dụng tỉnh não kiện thần. Cần tây thích hợp với các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, mất ngủ, đau đầu… Rau cần tây có nhiều vitamin P có tác dụng tăng cường hiệu lực của vitamin C trong việc giảm huyết áp và giảm mỡ máu, có hiệu quả rõ rệt với các bệnh tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp do mang thai, sinh nở, tăng huyết áp thời kỳ mãn kinh. Có thể dùng nước ép rau cần tây hoặc nấu nước uống hằng ngày rất tốt. Rau cần còn chứa nhiều chất khoáng, chất xơ có tác dụng trấn tĩnh bảo vệ mạch máu, tăng cường phát triển xương, chống thiếu máu thiếu sắt.
Rau cải thìa: tính mát, vị ngọt, có tác dụng tán hàn tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc… Cải thìa có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với các bệnh tăng huyết áp, hở van tim, viêm thận, chảy máu lợi, hoại huyết và bệnh về huyết quản não.
Mộc nhĩ đen (thường gọi mộc nhĩ): tính mát, vị ngọt, có công năng bổ khí ích trí bồi bổ dưỡng sinh, bổ huyết hoạt huyết. Mộc nhĩ thích hợp cho các bệnh tăng huyết áp, băng huyết, thiếu máu, đau răng, mất ngủ, viêm amidan. Mộc nhĩ chứa nhiều kali nên rất thích hợp cho người bệnh tăng huyết áp. Trong mộc nhĩ chứa chất axít tác dụng hạ cholesterol trong máu. Chất keo trong mộc nhĩ có tính kết dính mạnh, có tác dụng kết hút các chất cặn thừa trong cơ thể, bài thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Glucoxit purin trong mộc nhĩ làm giảm khả năng tắc mạch máu não do tăng huyết áp gây nên.
Nấm hương: tính mát, vị ngọt có tác dụng kiện tỳ ích vị, giảm mỡ, giảm huyết áp. Nấm hương rất tốt cho các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, thừa mỡ trong máu… Nấm hương chứa nhiều kali, ít natri và chứa chất có tác dụng khống chế lượng cholesterol trong máu và trong gan, ngăn chặn quá trình xơ cứng động mạch. Nấm hương là thực phẩm trị liệu thích hợp với các chứng bệnh như: xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường do thừa cholesterol gây nên.
Hành tây: tính ấm, vị cay, rất tốt cho các bệnh tăng huyết áp, thừa mỡ máu, tiểu đường… hành tây có thể làm tan bớt búi tắc mạch máu não, ức chế cholesterol trong máu tăng cao do ăn uống các thực phẩm nhiều chất béo. Hành tây có lượng canxi phong phú nên thường xuyên ăn hành tây sẽ bổ sung lượng canxi trong máu giúp hạ huyết áp. Những chất có trong hành tây có thể giảm bớt sức cản của huyết quản ngoại biên và động mạch vành tim để ổn định huyết áp.
Cà chua: tính mát, vị chua có tác dụng tốt với các bệnh tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt… Chất xeton trong cà chua có tác dụng hạ huyết áp, lợi tiểu. Hàm lượng vitamin C trong cà chua không cao nhưng khó phá hủy, giúp làm mềm huyết quản nên có tác dụng chống xơ cứng động mạch và chống ung thư.
Cà tím: tính hàn lạnh, vị ngọt tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc… Cà tím hàm chứa nhiều vitamin E và P giúp nâng cao sức đề kháng của vi mạch huyết quản, chống xuất huyết. Các chất kiềm trong cà tím giúp giảm bớt lượng cholesterol trong máu, có tác dụng phòng chống bệnh về van tim rất tốt. Vì vậy cà tím là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch não, mạch vành.

Công dụng của rau Diếp Cá
Theo Đông y diếp cá có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, sát trùng. Chính vì vậy, trong các tài liệu y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá.

Công dụng chữa bệnh của rau diếp cá

Chữa bệnh trĩ: Hằng ngày nên ăn sống diếp cá, ngoài ra có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc còn ấm. Bã còn lại dịt vào hậu môn.
Chữa táo bón: Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày.
Chữa sốt ở trẻ em: Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương.
Chữa kinh nguyệt không đều: Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.
Chữa viêm âm đạo: Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho tất cả vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. ho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước đã nguội để ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, làm trong 7 ngày liền thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.
Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Lá diếp cá ăn sống hoặc giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt.
Chữa bệnh viêm tai giữa: Lá diếp cá khô 20g, táo đỏ 10g, nước 60ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.
Chữa viêm phế quản: Lá diếp cá, cam thảo đất mỗi thứ 20g. Sắc đặc, uống dần trong ngày.
Điều trị sỏi thận: 20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, uống trong 2 tháng.
Trị mụn nhọt sưng đỏ (chưa có mủ): 12g diếp cá, rửa sạch, giã nát đắp vào mụn nhọt rồi băng lại. Ngày thực hiện 2 lần. Làm trong 3 ngày, mụn nhọt sẽ đỡ sưng đau nhanh chóng. Trị vú sưng đau do tắc sữa: 25g diếp cá khô, táo đỏ 10 quả. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trong 3 – 5 ngày.
Trị chứng đái buốt, đái dắt: 20g diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi vị 40g rửa sạch, giã nát lọc lấy nước trong. Ngày uống 3 lần. Thực hiện trong 7-10 ngày
Chữa sốt nóng trẻ em: 20g diếp cá, rửa sạch, giã nát lấy nước bỏ bã. Ngày uống 2 lần, dùng đến khi hết sốt. Hoặc 15g diếp cá, 12g lá hương trà loại nhỏ, rửa sạch, nấu nước uống. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Dùng đến khi hết triệu chứng sốt.
Chữa đau mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh: 35g diếp cá, rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo nước, rồi giã nát, ép vào hai miếng gạc sạch, đắp lên mắt sưng đau khi đi ngủ. Thực hiện trong 3 – 5 ngày.

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Chứng hôi chân thật là phiền vì nó khiến bạn xấu hổ mỗi lần đến nhà ai chơi, phải cởi giày. Vào mùa hè, tình trạng này càng trầm trọng nếu bạn vẫn trung thành với đôi giày quá kín đáo và những đôi tất làm từ vật liệu có khả năng thấm và hút ẩm kém. Nấm và vi khuẩn trong chân, trong giày phát triển, gây mùi hôi nồng nặc. Thậm chí các khe ngón chân còn nứt nẻ bởi nấm ăn vào, gây ngứa ngáy khó chịu. Dưới đây là những cách trị chứng hôi chân đơn giản mà hiệu quả bằng những cây thuốc dễ kiếm.
Củ cải trắng: Cách làm vô cùng đơn giản chỉ cần rửa sạch một hoặc nửa củ cải trắng rồi để ráo nước. Sau đó cắt củ cải thành từng lát mỏng cho vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ. Sau khi đun to lửa trong vòng 3 phút, bạn vặn nhỏ lửa rồi tiếp tục đun trong khoảng 5 phút. Đổ nước và củ cải ra chậu, đợi nước nguội rồi tiến hành ngâm chân. Ngâm trong khoảng 10-15 phút, bạn nên cho thêm một chút muối trắng để có được hiệu quả tốt nhất.
Gừng, nước ấm, muối: Bạn sử dụng 2 lít nước ấm với 1 nắm nhỏ muối hạt, một vài lát gừng đập dập và ngâm chân thư giãn trong 30 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ, sau đó lau khô chân bằng khân bông mềm mại, thực hiện đều đặn và liên tục sẽ giúp bạn đánh bay mùi hôi khó chịu và mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Sử dụng chanh tươi: Chanh có chứa hàm lượng axit cao giúp làm sạch mồ hôi chân, đồng thời mùi hương của chanh cũng giúp xoa dịu mùi khó chịu do mồ hôi chân gây ra. Sau khi rửa chân sạch sẽ, bạn dùng nước cốt chanh thoa vào hai bàn chân, để trong 15 phút rồi rửa lại với nước sạch, thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ giúp chân bạn khô ráo sạch sẽ và giảm bớt mùi hôi chân khó chịu.
Lót giày bằng xơ mướp: Bạn có thấy khó tin không khi lấy xơ mướp để làm lót giày? không sao cả, bạn nên biết rằng xơ mướp còn được sử dụng làm miếng rửa bát rất sạch, và tốt vì xơ mướp có khả năng thấm hút cực tốt, chính vì thế việc sử dụng tấm lót giày tự nhiên bằng xơ mướp có tác dụng thấm hút mồ hôi cực tốt từ đó khử mùi hôi chân rất hiệu quả.
Sử dụng lá trầu tươi: Dùng một nắm nhỏ lá trầu tươi vò nát xá vào chân sau khi đã vệ sinh chân sạch sẽ, để trong 30 phút rồi rửa lại với nước ấm, thực hiện đều đặn trong 10 ngày mùi hôi chân sẽ không làm bạn khó chịu nữa.
Lá chè xanh: Vò nát lá trà xanh, đun sôi với nước và hòa thêm nước lạnh để ngâm chân có tác dụng giải độc, khử mùi hôi rất hiệu quả.
Lá sung: Vò nát một nắm lớn lá sung, đun sôi với nước và hòa thêm nước lạnh để ngâm chân, bạn có thể thực hiện 2-3 lần một ngày sẽ thấy rõ hiệu quả sau 3-4 ngày sử dụng.
Tỏi: Giã nát 5 củ tỏi hòa với nước ấm và ngâm chân 2 lần/1 tuần có tác dụng khử mùi hôi ở chân rất tốt.
Ngoài ra bạn có thế sử dụng những thứ khác có trong nhà bạn như phèn chua: Trong phèn chua có chứa nhôm sunfat là chất khử mùi mồ hôi rất tốt, bạn có thể tán phèn chua thành bột, xoa lên lòng bàn chân trong 10 phút. Làm liên tục khoảng 3-4 ngày chân sẽ không bị ra mồ hôi gây mùi khó chịu nữa. Cách làm này sẽ giúp bạn “tống khứ” mùi hôi chân trong khoảng thời gian từ 7-8 tháng đấy.
Những thực phẩm, trái cây tốt trong việc chăm sóc sức khỏe
Những loại rau quả trong thiên nhiên đôi khi lại mang đến những lợi ích mà bạn không ngờ tới. Dưới đây là 7 loại rau củ quả có thể chữa bệnh, giảm căng thẳng và cải thiện cuộc sống của bạn.
1. Quả Kiwi
Kiwi có lượng vitamin C gấp đôi so với quả cam, nhiều chất xơ hơn so với táo và có lượng kali nhiều hơn so với quả chuối. Kiwi làm loãng máu tự nhiên, giúp ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông và do đó giảm lượng cholesterol trong máu và hạ huyết áp. Khoa học đã chứng minh quả kiwi có thể chống lại bệnh tim, ung thư, đột quỵ và nhiều loại rối loạn hô hấp. Kiwi chín mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn khi còn xanh.
2. Các loại rau xanh
Các loại rau xanh bao gồm cải xoăn, tảo bẹ, rau bina, rau mùi tây, cỏ linh lăng và rau cải ngọt. Những loại rau xanh rất giàu kali, magiê và canxi, rất có lợi cho tuyến giáp. Mức độ i-ốt thấp trong cơ thể là nguyên nhân tăng cân, mệt mỏi và tâm trạng thất thường. Các loại rau xanh, đặc biệt là tảo bẹ, giúp tăng mức độ i-ốt trong cơ thể và vì thế nó giống như một loại thuốc tự nhiên cho bệnh về tuyến giáp.
3. Quả ổi
Ổi có chứa nhiều lycopene, chất chống oxy hóa, chống ung thư. Đây là loại trái cây nhiệt đới giàu dinh dưỡng và dễ tìm. Ổi rất bổ dưỡng bất kể ăn tươi hoặc nấu chín. Lycopene trong ổi đã được chứng minh có thể làm giảm rủi ro liên quan tới bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và các bệnh tim mạch vành.
4. Quả anh đào
Anh đào là một thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại có lượng calo tương đối thấp vì thế có thể ngăn ngừa bệnh béo phì. Quercetin và acid ellagic trong quả anh đào giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào khối u và ung thư. Anthocyanin trong anh đào làm giảm nồng độ acid uric trong máu và do đó giảm bớt rủi ro liên quan với bệnh gout và ung thư ruột. Thường xuyên ăn loại quả này sẽ giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.
5. Các loại đậu
Đậu là một kho chứa protein, chất xơ và chất chống oxy hóa. Những chất này giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và lượng cholesterol. Giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt và ngăn ngừa các loại ung thư như ung thư ruột và ung thư vú.
6. Củ gừng
Củ gừng là một loại gia vị rất tốt và nên được thường xuyên tiêu thụ để cải thiện sức khỏe. Gừng đã được chứng minh để ngăn ngừa các rối loạn dạ dày và các bệnh về viêm khớp. Gừng có tác dụng cải thiện triệu chứng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật. Gừng còn tươi sẽ có tác dụng tốt nhất.
7. Cà rốt
Khi nghĩ về cà rốt, bạn sẽ nghĩ ngay đến những lợi ích cho sức khỏe đôi mắt. Nhưng lợi ích của cà rốt còn nhiều hơn thế. Cà rốt có nhiều ở carotenoid làm giảm nguy cơ ung thư vú, bàng quang, cổ tử cung, đại tràng, thực quản, tuyến tiền liệt, phổi và thanh quản. Cà rốt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, kích thích hoạt động đại tràng, ngăn ngừa bệnh tim mạch, và hạn chế tăng trưởng của khối u.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Những tác dụng phụ đáng sợ của Mướp Đắng
Với vị đắng đặc trưng, mướp đắng được nhiều người yêu thích mướp đắng vì công dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể. Không chỉ có lợi cho người bị tiểu đường, loại rau này còn được dùng để chữa đau dạ dày, chán ăn, sốt, hạ huyết áp và rất nhiều công dụng đặc biệt khác. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra một số tác hại không tốt cho sức khỏe như kích thích sẩy thai, ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ.
1. Kích thích sẩy thai
Quan niệm kiêng mướp đắng qua khi mang thai có nguồn gốc từ xa xưa. Nhiều kết quả nghiên cứu hiện nay đã khẳng định tình trạng sẩy thai có thể xảy ra nếu thai phụ ăn nhiều mướp đắng. Loại rau này có chứa một số thành phần tương tự như thuốc gây sẩy thai và thuốc điều kinh. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ và những người đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn mướp đắng.
2. Tác động tiêu cực tới khả năng sinh sản
Nếu đang mong có con, bạn cần loại mướp đắng khỏi thực đơn hàng ngày. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, loại rau được nhiều người yêu thích này có thể làm giảm khả năng sinh sản. Ăn nhiều mướp đắng sẽ làm một số loại hóc-môn “tình yêu” gia tăng quá mức cần thiết, tạo ra những thành phần độc tố gây hại trong cơ thể.
3. Ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ
Mướp đắng có thể hại gan, hạ huyết áp, chống thụ thai. Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.
4. Không thích hợp cho những người bị bệnh về gan và thận
Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
5. Hôn mê do hạ đường huyết
Tình trạng hôn mê do hạ glucose huyết là một trong những tác dụng phụ phổ biến do ăn nhiều mướp đắng. Đây là một rối loạn bệnh lý xảy ra khi nồng độ glusoce huyết thanh giảm (mức đường huyết giảm nghiêm trọng), gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng, buộc các tế bào não phải tìm kiếm năng lượng từ nhiều nguồn khác nhau. Để loại trừ tình trạng này, bạn cần tập thể dục thường xuyên và kiêng ăn mướp đắng.
6. Thiếu máu tan huyết
Đây cũng là một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà mướp đắng có thể gây ra. Những triệu chứng thường gặp của bệnh này bao gồm hôn mê, đau bụng, đau đầu và sốt. Bệnh thiếu máu tán huyết là kết quả của việc thiếu hụt máu do các enzyme không hoạt động được như bình thường. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều mướp đắng, lượng độc tố trong loại rau này sẽ tác động đến chức năng của các enzyme, gây hại cho sức khỏe.v